Trang chủ Giới thiệu | Tin tức | Sản phẩm | Kỹ thuật công nghệ | Nhà máy | Videoclip | Liên hệ
DANH MỤC SẢN PHẨM
Sản phẩm nấm tươi
Sản phẩm chế biến
Các quy trình uống thuốc
Thực phẩm chức năng
Vật nuôi
Tế sinh thảo đường
Kỷ yếu Tế sinh thảo đường
TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin từ Dona
Tin kinh tế
Tin văn hóa
Món ngon từ nấm
Nấm-Những Bài Thuốc Quý
CHI NHÁNH & ĐẠI LÝ
KỸ THUẬT NUÔI CÁ RÔ PHI CỦA Cty DONA

Quy trình kỹ thuật nuôi cá rô phi
Cá rô phi thuần tính đực là loại cá có khả năng tăng trưởng nhanh và chịu đựng tốt trong môi trường có độ pH từ 5-9 , sống ở vùng nước ngọt, lợ, mặn.

Cá rô phi ăn tạp, thức ăn gồm: sinh vật phù du, côn trùng, bắp, khoai, cám, phân heo, phân người,…

Trong thời gian qua, phong trào nuôi cá rô phi có nhiều trở ngại mang lại hiệu quả kinh tế chưa cao do chưa nắm được kĩ thuật nuôi loại cá này. Để khắc phục tình trạng trên, Cty DONA chúng tôi xin giới thiệu “Kỹ thuật nuôi cá rô phi”.

1. Điều kiện ao nuôi

-Diện tích ao nuôi: từ 500-1000m2.

-Độ sâu khoảng 1-1,5 cm.

-Nhiệt độ : 25-300C.

-pH:7-8.

2. Chuẩn bị ao nuôi

- Tháo cạn nước, dọn cây cỏ xung quanh bờ ao, tu sửa và đắp bờ ao chắc chắn, vét bùn ao chỉ chừa một lớp dày từ 10-15 cm.

- Dùng vôi bột (7-10 kg/ 100 m2) rải khắp ao để diệt địch hại cá, giảm độ phèn. Nếu ao phèn nhiều, tăng lượng vôi lên gấp đôi. Sau đó phơi nắng 2-3 ngày rồi bón phân chuồng ủ hoai với liều lượng từ 20-25 kg/ 100 m2 và cho nước vào khoảng 20-40 cm. Phân xanh được bó lại từng bó và bón lại cho ao bằng cách cắm xuống ao ở nhiều vị trí khác nhau (liều lượng 30-40 kg/ m2).

Hoàn tất kĩ thuật giai đoạn này từ 3-4 ngày, nước có màu xanh lá chuối là màu nước thích hợp cho việc nuôi cá, khi đó tiếp tục cho nước vào đến mực quy định (1-1,5 m).

3. Cá giống

Cá giống phải đạt tiêu chuẩn:

-Hình dạng: Cân đối, không bị dị hình, xây xát.

-Màu sắc: màu sáng bạc, thân có từ 8-10 sọc đen sẫm.

-Môi cá đỏ.

Sau khi nuôi cá trong ao tuyển khoảng 1-2 tháng cá đạt kích cỡ 50-60 con/kg. Ta chọn cá đực để nuôi riêng.

Cách thả cá giống:

-Khi vận chuyển cá bằng bao nilon có bơm ôxi, trước khi thả cá ta phải để bao chứa cá xuống ao từ 10-15 phút, cho nước vào từ từ, sau đó mới thả cá ra ao.

4. Mùa vụ

-Đối với vùng nước ngọt có thể thả nuôi quanh năm.

-Đối với vùng nước lợ, mặn thả cá nuôi:

+ở miền Bắc:Tháng 8-12

+ở miền Nam: Tháng 4-10

5. Mật độ

-Ao nuôi tuyển cá đực: Mật độ từ 3-5 con/ m2

-Ao nuôi cá thương phẩm xuất khẩu: Mật độ từ 1-2 con/ m2.

6. Chăm sóc quản lý

Thức ăn: Muốn nuôi cá đạt năng suất cao phải cho cá ăn đầy đủ, định mức thức ăn: 1kg cá thương phẩm phải đầu tư 8 kg thức ăn theo thành phần thức ăn như sau:

-Phân chuồng ủ hoai: 70%

-Phân xanh:15%

-Cá vụn, đầu tôm tép:5%

-Cám bã đậu,bèo:10%

Chế độ cho ăn

Theo định mức thức ăn ở trên ta có thể phân chia cho cá ăn như sau:

-Thời gian 2 tháng đầu nên tập trung cho cá ăn cám, cá vụn, đầu tôm, tép và bón phân chuồng.

-Thời gian sau bón phân chuồng ủ hoai (bón 60-70 kg/ 1000 m2), phân xanh 30-60 kg/ 1000 m2, nếu không có phân xanh thì bón phân u rê với liều lượng từ 2-3 kg/1000 m2/ tuần.

-Mỗi ngày cho ăn 3 lần, tỉ lệ các loại thức ăn chiếm 10-15% trọng lượng cá dưới ao (ước tính).

-Phân heo, phân xanh tập trung ở các góc ao, phân urê phải hoà vào nước và rải đều khắp ao.

Chăm sóc quản lý:

-Hàng ngày quan sát bờ ao, cống đáy, cống khơi để khi có sự cố xảy ra thì xử lý kịp thời.

-Thường xuyên quan sát hoạt động của cá. Nếu thấy cá nổi đầu từng đoàn trong thời gian dài, ta cần cấp nước mới vào ao.

-Định kỳ 15 ngày chài cá một lần, xem độ lớn và mức độ ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Sau khi nuôi 6-7 tháng thì cá có thể thu hoạch được.

7. Thu hoạch

Có hai cách thu hoach:

Thu hoạch một lần: Hạ mức nước ao đến còn 40-50 cm, kéo lưới nhiều lần sau đó tát cạn, bắt cá còn sót lại. Cá lớn tiêu thụ, cá nhỏ để lại nuôi vụ sau.

Thu hoạch nhiều lần: Sau khi nuôi cá 6-7 tháng, hàng tháng ta kéo lưới bắt cá lớn thu hoạch, thả thêm cá nhỏ tiếp tục nuôi sau đó 2-3 năm thu hoạch toàn bộ.

:: KHÁC
» Bào Ngư Nhật (loại giòn)
» Heo rừng
» Kỹ Thuật Trồng Mít Cao Sản
» KỸ THUẬT NUÔI CÁ TAI TƯỢNG CỦA CTY DONA
» Kỹ thuật nuôi cá sấu
» vật nuôi
» KỸ THUẬT NUÔI CÁ CHÌNH (ANGUILLIDAE)
» Kỹ Thuật Trồng Mận DONA
» Kỹ Thuật Trồng Bưởi Da Xanh
» Kỹ Thuật Trồng Cây Rau Mầm
» KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRA CỦA CTY DONA
» KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRÊ CỦA CTY DONA
» Bào Ngư Nhật (loại dai)
» Linh Chi
» Vân chi
» Hầu Thủ
» Đùi gà
» Kỹ Thuật Trồng Trân châu (Trà Tân)
» Nấm ngọc
» Kỹ Thuật Nuôi Trồng Nấm Kim CHâm (nấm giá)
» Nhím
» Trùn quế
» Đà điểu
» Ba ba
» Nhà máy sản xuất phôi
» Phòng thí nghiệm
» PHÒNG SƠ CHẾ NẤM
» Nhà máy SX nước tương nấm
» Nhà máy SX trà Dược Thảo Linh Chi
» KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG NẤM RƠM TẠI Cty DONA
» Nhà máy SX hạt nêm dinh dưỡng
» Nhà máy sản xuất rượu Dược Tửu Linh Chi
» Kỹ thuật nuôi trồng nấm Bào Ngư Nhật của Cty DONA
114/6bis Thống Nhất, P.11, Q. Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh | Tel: 028.35897035 | Fax: 028. 35897043 Hotline: 0915422448 Email: info@donahoasen.com
Copyright © 2010 Nam Dona. All rights reserved.