Trang chủ Giới thiệu | Tin tức | Sản phẩm | Kỹ thuật công nghệ | Nhà máy | Videoclip | Liên hệ
DANH MỤC SẢN PHẨM
Sản phẩm nấm tươi
Sản phẩm chế biến
Các quy trình uống thuốc
Thực phẩm chức năng
Vật nuôi
Tế sinh thảo đường
Kỷ yếu Tế sinh thảo đường
TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin từ Dona
Tin kinh tế
Tin văn hóa
Món ngon từ nấm
Nấm-Những Bài Thuốc Quý
CHI NHÁNH & ĐẠI LÝ
Kỹ thuật nuôi trồng nấm Bào Ngư Nhật của Cty DONA

 

KỸ THUẬT TRỒNG NẤM BÀO NGƯ NHẬT

 

I.CÁCH LÀM TRẠI:

 

Mô hình trại chuẩn tại Cty DONA là 100m2:

 

 

Sơ Đồ Trại Nấm 100m2 (click phải chuột lên sơ đồ->chọn save picture as để xem hình rõ hơn)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đất làm trại không được ngập lụt khi có mưa lớn, không quá gần trại chăn nuôi ( heo, bò, gà…), có nguồn nước đảm bảo và thuận lợi cho việc chăm sóc nấm…(nước kô được nhiễm phèn, sắt, chất độc, độ Ph từ 5.5 trở lên)

Đối với cây nấm, sống chủ yếu nhờ vào độ ẩm, và nhiệt độ, do đó việc thiết kế trại nuôi trồng cần phải đảm bảo điều kiện cho cây nấm phát triển.

Độ ẩm cần thiết : nấm Bào ngư (80-95%) - Nhiệt độ trong trại: 23-280C.

Ánh sáng : vừa đủ (bằng cách 1 trại nấm 100m2 ta lợp 5 ->6 miếng tôn sáng, không để ánh sáng trực tiếp vào cây nấm)

Trại lợp lá và nền đất mục đích để giữ độ ẩm và nhiệt độ cho trại. chiều cao từ nóc xướng nến đết là 4.2m,  ta có thể sử dụng trại có lợp ngói xi măng hay tôn lạnh thì cần giữ độ ẩm cho trại.

Xung quanh trại cần có giăng bạt (tránh gió), lưới (tránh sự xâm nhập của côn trùng).

I.1. TRẠI ĐỂ KỆ:

Kích thước để làm trại từ 50m2 ->100m2 trở lên. Trong trại cần thiết kế kệ bằng cây tầm vông hoặc các nguyên liệu khác nhau (cây, tre, đước tràm…).

-Chiều cao trại 4,2m để nấm phát triển tố, thông thóang

-Kệ trại được làm theo hàng ngang (thuận lợi cho việc chăm sóc)

-Mỗi kệ cách nhau 0,7-0,8m

-Tầng kệ dưới cùng cách mặt đất 0,4m

-Các tầng kệ cách nhau 0,4m, trại 100m2 ta nuôi trồng được 10.000 phôi để kệ.

I.2. TRẠI TREO:

            Kích thước trại 50m2 ->100m2 trở lên. Trong trại cần làm dây treo để treo bịch phôi ( theo kích thước dây của Cty đưa ra)

- Trại 100m2 ta nuôi được 7000 phôi treo

-         Dây treo làm bằng nilon (có thể dùng dây khác), mỗi dây treo 5-6 bịch phôi tuỳ vào chiều cao người chăm sóc.

-         Dây này cách dây kia 20-23cm (mục đích tránh sự va chạm khi nấm phát triển)

-         Dây cách mặt đất 0,4m.

-         Cần tạo lối đi trong trại để thuận lợi cho việc chăm sóc cũng như thu hái nấm.

Sơ Đồ Trại Để Kệ Và Trại treo (click phải chuột lên sơ đồ->chọn save picture as ể xem hình rõ hơn)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. CÁCH KHỬ TRÙNG TRẠI:

 

Khử Trùng Trại

           

 

 Nấm phát triển trong môi trường sạch, do đó cần phải khử trùng trại trước khi mang bịch phôi về nuôi trồng từ 10-12 ngày.

-         Một trại 100m2 dùng 40-45kg vôi bột, rải đều trên mặt nền trại

-         Sau khi đã xây dựng xong mô hình trại, dùng 1 gói Actara cho 8lít nước, phun xịt lên toàn bộ trại (nền trại, kệ, dây treo…) 1 trại ta dùng 3 gói cho 100m2

-         Sau 1 tháng thu hoạch, dùng 10kg vôi bột rải đều trên mặt nền trại, để khử trùng cho bịch vôi phát triển tốt.

-         Cây cột, kèo ta lột vỏ thật sạch sau đó dùng nhớt xe thải ra pha chung với actara quậy đều quét thật dày lên cây đem đi phơi nắng cho thật kỹ sau đó ta có thể bó chân cột bằng xi măng, hay bỏ bào ống nước chôn xuống đất. khi ta xả nước hàng ngày tưới nấm chân cột sẽ không bị mụt, cột không bị sâu mọt phát triển, đục phá nấm.

III. CÁCH CHĂM SÓC VÀ THU HÁI NẤM

III.1. CÁCH CHĂM SÓC:

            Khi mang bịch phôi về nuôi trồng, không được để ngòai nắng, phôi sẽ bị chết tơ nấm, bịch phôi treo trút đầu xuống đất, chúng ta không được tưới phun nước vào bịch phôi. Khi thấy phôi trắng thật đều từ đầu miện cổ xuống tới phần cuối bịch phôi, ta rút bông gòn bỏ vào giỏ đem đi tiêu hủy, bịch nào chưa trắng đều ta không rút bông gòn để lại đến khi bịch thật trắng ta rút bông gòn ra sau.Chờ cho nấm ra ở miệng đầu cổ bịch, thu hái nấm xong ta mới tiến hành tưới tắm cho bịch phôi (mục đích: để vệ sinh bịch phôi, tránh hiện tượng lây nhiễm)

Phải kiểm tra thường xuyên trại nấm, nếu có hiện tượng nấm mốc (mốc xanh, mốc cam…) thì cần mang đi cách ly khỏi trại hoặc tiêu huỷ tránh lây lan.

Nấm ra đầu cổ bịch

            Đối với nấm để kệ: Khi nấm trắng thật đều bịch phôi, từ cổ xuống đấy bịch phôi ta tiến hành rút bông gòn, bông gòn khi rút phải cho vào giỏ mang đi tiêu hủy, không được để rơi trong trại (sẽ gây nhiễm bệnh cho nấm)

Sau khi thu hoạch 1 tháng ta bắt đầu rạch xung quanh miệng cổ, 4 đường rạch 2cm, sâu 3mm, cách nhau 5cm. tổng cộng 8 đường rạch trước sau

            Đối với nấm treo: sau khi tưới tắm cho bịch phôi ta sẽ tiến hành rạch bịch: mỗi bịch chỉ rạch 7-9 đường, mỗi đường dài 2cm, đường này cách đường kia 5cm, mỗi đường sâu 3mm.

            Trong trại luôn luôn giữ độ ẩm và nhiệt độ cần thiết, do đó cần phải tưới phun sương thường xuyên, kết hợp xả nước trên nền trại. Mỗi ngày tưới 1-2 lần (tuỳ theo thời tiết mà điều chỉnh lưu lượng tưới cho thích hợp). nếu mưa lớn cả ngày ta ngưng không tưới.

-         Muốn biết độ ẩm trong trại có đạt không ? ta dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ vuốt nhẹ lên mặt nấm nếu thấy cánh nấm bị nhầy nhớt là nấm dư nước ta phải ngừng tưới ngay, sau 1 ngày ta lại vưốt cách nấm nếu cảm thấy đã hết nhớt ta tưới thật nhẹ ít nước để giữ độ ẩm cân bằng cho cây nấm. Sau khi thu hặch xong 1 đợt nấm sẽ ngưng ra từ 10-15 ngày. từ lúc thu họach lấn cuối đợt 1. sau 5 ngày ta dùng bàn tay bụm lại vỗ nhẹ vào bịch phôi, vỗ nhẹ nhàng đều để kích thích tơ nấm nhanh ra nụ, cứ như thế ta sẽ thu họach từ 3,5-4 tháng đến khi nấm hết ở bịch phôi, sau khi thu họach hết trại ta thu gom bịch phôi lại đem đi làm thức ăn cho trùn, hoặc làm phân bón cây. Sau đó ta bắt đầu khử trùng trại thật sạch, phun thuốc rải vôi, dọn vệ sinh thật sạch phủ lưới và bạt sau 10 ngày sau ta lại bắt đầu treo phôi nấm mới vào trại, và bắt dầu thu họach như lần trước.

Rạch bịch phôi

-         Chú ý: không được hút thuốc trong trại, rửa tay thật sạch khi thu hái nấm, vệ sinh giỏ thu hái nấm hằng ngày thật sạch phơi nắng, không được ăn uống vứt rác trong trại, Tấn lưới thật kỹ để tránh côn trùng vào đục nấm, những ngày thời tiết nắng nóng ban đêm ta mở bạt lên cách mặt đất 0,4m để đón hơi sương vào nuôi nấm.

-        * nếu nấm ta thu họach bị vàng, khô tai nấm bị xoăn lại hay nụ nấm ra bị khô và rụng đi là do 2 nguyên nhân chính

01.     thiếu nước trầm trọng

02.   bị gió thổi vào

Ta phải phủ kín bạt, xả nước thật nhiều để tạo độ ẩm nuôi nấm phát triển.

Nếu như bịch phôi có những con bướm đêm vào ăn nấm, đẻ trứng nở ra những con sâu bọ trong bịch phôi là do ta không tấn lưới kỷ vệ sinh trại không sạch, khi phát hiện, ta phải dùng 1 gói thuốc Dipel pha 6lít nước lắc đều, thu hái nấm xong ta xịt phun sương vào bịch phôi ngày 2-3 lần.

Nếu bịch phôi bị bệnh nặng ta phải các ly ra xa trại nuôi trồng.

Bịch phô ta đang thu hái nấm phần đông bị rêu ở miệng cổ bịch và các đường rạch là do ta tưới nước vào bịch phôi không có lối thóat nứoc nên đọng lại sinh ra bị rêu mốc xanh. nếu ta bị trường hợp như thế ( vừa bị chớm rêu ) ta lấy nhanh ra xa khỏi trại mở miệng bịch phôi hay rạch những đường rạch bịch ra dùng dao khóet sạch chổ mốc rêu xanh, theo dõi 3-5 ngày sau nếu như không thấy rêu lan ra nữa ta có thể cột lại miệng cổ bịch và đem vào trại nuôi trồng tiếp, nhưng vẫn phải theo dõi hàng ngày nếu như bị lại ta đem gấp đi tiêu hủy, không được đễ lại trong trại sẽ lây lan rất nhanh.

-         CÁCH HÁI NẤM VÀ BẢO QUẢN

Cách hái đúng

-         Thu hái nấm vào buổi sáng 7h là tốt nhất, tai nấm có kích thứoc từ 5-7 cm ta có thể thu họach.dùng ngón tay trỏ và ngón cái để hái nấm, hái từ dưới lên, không được dựt nấm mạnh, đường rạch sẽ bị rách ra lớn làm phôi nấm dễ bị nhiễm bệnh, cắt sạch chân xếp vào túi nilông hay thùng xốp vỉ nhựa đem giao ngay, thì ta không cần phải ướp lạnh hoặc để tủ mát.

-         Sau khi thu họach nấm ta hãy tưới và xả nước xuống mặt nền

 

-         Chú ý: thu hái nấm xong mới được tưới nước, nếu ta tưới nước trước khi thu họach, nấm sẽ bị dập úng nước, bán vào thị trường mất giá.

-         tuyệt đối không được xịt bất cứ 1 lọai thuốc tăng trưởng nào cho nấm,

-           nếu Cty DONA phát hiện ra sẽ chấm dứt ngay hợp đồng, vì trong phôi nấm Cty DONA đã phối trọn vi lượng đầy đủ chất dnh dưỡng rất tốt, nấm sẽ đạt năng suất cao.

-         Meo giống DONA được làm từ các lọai nông sản thực phẩm đem tới sức khỏe cho mọi người

Cty sẽ ký hợp đồng bao tiêu từ 5-7 năm cho nông dân

Ngòai việc dạy kỹ thuật nuôi trồng nấm, Cty chúng tôi còn hứong dẫn kỹ thuật nuôi heo rừng, nhím, trùn quế, cá, baba, rau mầm, bưởi da xanh, mận không hạt… Cty xây dựng 15 dãy nhà ở cho nông dân cả nước đến nghỉ ngơi học tập kỹ thuật nuôi trồng nấm.

Mỗi thứ 5 hàng tuần lúc 9h có lớp dậy nuôi trồng do đích thân giám đốc giảng dạy tất cả hòan tòan miễn phí.

Tất cả học sinhtừ cấp 1 đến đại học, các ban nghành đòan thể cả nước, có thể đăng ký đến Cty tham quan học hỏi tại trại nấm DONA.

Nông dân tuân thủ những kỹ thuật của Cty DONA đưa ra sẽ gặt hái được năng suất cao.

 

HIỆU QUẢ KINH TẾ CHO NUÔI TRỒNG NẤM 100 m2/ĐỢT

1. Trại = 12.000.000 đ                                                                                                              

2. Vốn đầu tư lưu động 

   - Phôi nuôi trồng (7.000 phôi * 3.300 đ) =   23.100.00 đ              

-         Chi phí điện nước =  500.000 đ

-         Vôi sát trùng trại + thuốc khử trùng trại 200.000

3. Kinh phí thu hoạch

01 Phôi nấm cho ít nhất 500 gram nấm.

-         Giá hiện tại: 14.000 đ/kg

-         Bán nấm thương phẩm (3500 kg/đợt * 14.000 đ/kg) = 49.000.000 đ

4.      Lợi nhuận trên 100 m2  nuôi trồng nấm/đợt 4 tháng

-  Tổng thu = 49.000.000 đ

-   Chi phí đầu tư:

- Khấu hao 50% = 6.000.000 đ

- Vốn lưu động = 23.800.000 đ

- Lợi nhuận trên 100m2  = 49.000.000 – 23.800.000 = 25.200.000 đ

 

DONA KÍNH CHÚC BÀ CON NÔNG DÂN

THÀNH CÔNG VỚI NGHỀ TRỒNG NẤM!

     DONA Cùng Nông Dân Trên Bước Làm Giàu.

 

:: KHÁC
» Bào Ngư Nhật (loại giòn)
» Heo rừng
» Kỹ Thuật Trồng Mít Cao Sản
» KỸ THUẬT NUÔI CÁ TAI TƯỢNG CỦA CTY DONA
» KỸ THUẬT NUÔI CÁ RÔ PHI CỦA Cty DONA
» Kỹ thuật nuôi cá sấu
» vật nuôi
» KỸ THUẬT NUÔI CÁ CHÌNH (ANGUILLIDAE)
» Kỹ Thuật Trồng Mận DONA
» Kỹ Thuật Trồng Bưởi Da Xanh
» Kỹ Thuật Trồng Cây Rau Mầm
» KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRA CỦA CTY DONA
» KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRÊ CỦA CTY DONA
» Bào Ngư Nhật (loại dai)
» Linh Chi
» Vân chi
» Hầu Thủ
» Đùi gà
» Kỹ Thuật Trồng Trân châu (Trà Tân)
» Nấm ngọc
» Kỹ Thuật Nuôi Trồng Nấm Kim CHâm (nấm giá)
» Nhím
» Trùn quế
» Đà điểu
» Ba ba
» Nhà máy sản xuất phôi
» Phòng thí nghiệm
» PHÒNG SƠ CHẾ NẤM
» Nhà máy SX nước tương nấm
» Nhà máy SX trà Dược Thảo Linh Chi
» KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG NẤM RƠM TẠI Cty DONA
» Nhà máy SX hạt nêm dinh dưỡng
» Nhà máy sản xuất rượu Dược Tửu Linh Chi
114/6bis Thống Nhất, P.11, Q. Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh | Tel: 028.35897035 | Fax: 028. 35897043 Hotline: 0915422448 Email: info@donahoasen.com
Copyright © 2010 Nam Dona. All rights reserved.