Trang chủ Giới thiệu | Tin tức | Sản phẩm | Kỹ thuật công nghệ | Nhà máy | Videoclip | Liên hệ
DANH MỤC SẢN PHẨM
Sản phẩm nấm tươi
Sản phẩm chế biến
Các quy trình uống thuốc
Thực phẩm chức năng
Vật nuôi
Tế sinh thảo đường
Kỷ yếu Tế sinh thảo đường
TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin từ Dona
Tin kinh tế
Tin văn hóa
Món ngon từ nấm
Nấm-Những Bài Thuốc Quý
CHI NHÁNH & ĐẠI LÝ
Tin kinh tế
Thị trường nấm - Hàng tỷ đô la bị lãng quên

Hàng tỷ USD hàng năm “ngủ vùi” 
 

Nấm linh chi đang phát triển ở trại nấm DONA (huyện Củ Chi). Ảnh: CTV
 
Theo khảo sát của Trung tâm Hạt nhân TPHCM, thiên nhiên nước ta có độ đa dạng sinh học cao, nguồn tài nguyên nấm rất phong phú, lên đến 2.000 loài. Chỉ riêng Vườn Quốc gia Cát Tiên đã có trên 450 loài nấm thực phẩm và dược phẩm giá trị. Qua quá trình thực nghiệm, phần lớn các loài nấm quý này đều sinh trưởng, phát triển tốt ở các khu vực như Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, TPHCM, Bà Rịa…

Bên cạnh đó, thống kê của ngành nông nghiệp cho thấy, tổng sản lượng lương thực (quy lúa) của nước ta khoảng 40 triệu tấn/năm và lượng phụ phế phẩm cũng tương đương. Nếu kể thêm phế phẩm khác như mạt cưa, xác cà phê, điều, mía đường… thì ta sẽ có nguồn nguyên liệu gần như vô tận để nuôi trồng nấm.

PGS.TS Lê Xuân Thám, Phó giám đốc Trung tâm Hạt nhân TPHCM, tính toán: “Về lý thuyết thì cứ một tấn nguyên liệu cơ chất sẽ tạo ra được lượng nấm tương đương nhưng nước ta chỉ cần tận dụng chừng 10% của khoảng 60 triệu tấn phế liệu hàng năm thôi cũng đã tạo ra một khối lượng nấm mơ ước. Với thời giá xuất khẩu hiện nay, thấp nhất là nấm bào ngư tươi cũng đã bán được 3USD/kg, chỉ cần “xuất ngoại” một nửa lượng đó, ta đã thu về 9 tỷ USD, gần gấp 10 lần trị giá xuất khẩu gạo cả năm!”.

“Đứa con ghẻ” của nông nghiệp

Theo phân tích của các cán bộ khuyến nông, trồng nấm không cần nhiều diện tích, vốn đầu tư thấp, kỹ thuật trồng không khó lắm nếu so với hoa lan, cây kiểng nhưng lại tạo ra giá trị cao vượt trội so với nhiều cây trồng vật nuôi khác, gấp 20 lần trồng lúa và cả chục lần so với rau…

GS.TS. Võ Tòng Xuân và GĐ Cty DONA  bà Trần Lê Thu Thảo đang tham khảo các giống nấm tại DONA

Tuy nhiên, hàng chục năm nay nghề trồng nấm của nước ta vẫn bình bình, nhìn tổng thể thì không lên cũng không xuống bao nhiêu. Tổng sản lượng nấm hàng năm của nước ta nhiều năm nay chỉ dao động quanh con số 150.000 tấn. Nguyên nhân, đa số nông dân vẫn xem cây nấm là cây trồng lúc nông nhàn, chưa coi nấm là cây trồng chính.

Đồng bằng sông Cửu Long cung ứng phần lớn nấm rơm cho cả nước và 1kg nấm rơm tươi xuất khẩu có giá tới 7 USD nhưng ở đó, nấm rơm cũng đứng sau cây lúa và tôm cá! Bên cạnh đó, người nông dân ít chịu thay đổi tập quán sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Một số sợ thất bại như thường diễn ra khi trồng vài loài nấm giá trị như nấm mèo, bào ngư - cứ phát triển đến “đỉnh” là lại thất bại.

Và điều đáng tiếc là sau đó, những người có nhiều kinh nghiệm trồng nấm lại bỏ nghề. Một chuyên gia về nấm lý giải để trấn an: “Tất cả chỉ do vấn đề kỹ thuật, do thấy “ngon ăn” nên một số chủ trại nấm hám lợi cứ mở rộng sản xuất nấm thành phẩm lẫn con giống vượt quá tầm kiểm soát… Khi thất bại cũng không có ai động viên, hỗ trợ tái sản xuất nên họ chuyển nghề là điều tất yếu”.

 Tuy vậy, nguyên nhân lớn nhất vẫn là do cây nấm bị “bỏ rơi”. Theo thừa nhận của các cán bộ nông nghiệp, trong hệ thống của ngành nông nghiệp, đến nay, vẫn chưa có bộ phận chuyên trách về nấm và không có cán bộ nông nghiệp hiểu biết cây nấm. Ngay cả công tác thống kê sản lượng nấm cũng do nước ngoài cung cấp thông qua cửa xuất khẩu.

Thạc sĩ Cổ Đức Trọng, một chuyên gia về nấm lâu năm, tâm sự: “Hiệu quả đã thấy là to lớn, nông dân đã sản xuất tự phát, manh mún nhưng nhà nước vẫn ngó lơ. Cả TPHCM chỉ có 3 - 4 nơi nghiên cứu nấm nhưng cũng chẳng khác gì nông dân, mạnh ai nấy mày mò. Không có một đơn vị nào làm đầu mối giữ nguồn gien, cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật về nấm. Ngay cả Hội Nấm học Việt Nam cũng hoạt động “trên giấy” hơn 5 năm nay từ ngày có quyết định thành lập. Ở Nhật Bản, nông dân chỉ việc đến đơn vị chuyên cung cấp giống lấy giống về trồng và chỉ lo trồng cho tốt, việc thu hoạch và vận chuyển sản phẩm đi bán đã có bộ phận khác lo. Các công đoạn đều diễn ra nhịp nhàng, trách nhiệm các bên được quy định cụ thể… Cơ quan quản lý nhà nước định hướng chiến lược, vạch dự án rõ ràng, giải pháp cụ thể và điều phối “mạnh tay”, nếu không thì mục tiêu 1 triệu tấn nấm vào năm 2010 cũng chỉ là “nói chơi”…

114/6bis Thống Nhất, P.11, Q. Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh | Tel: 028.35897035 | Fax: 028. 35897043 Hotline: 0915422448 Email: info@donahoasen.com
Copyright © 2010 Nam Dona. All rights reserved.