Trang chủ Giới thiệu | Tin tức | Sản phẩm | Kỹ thuật công nghệ | Nhà máy | Videoclip | Liên hệ
DANH MỤC SẢN PHẨM
Sản phẩm nấm tươi
Sản phẩm chế biến
Các quy trình uống thuốc
Thực phẩm chức năng
Vật nuôi
Tế sinh thảo đường
Kỷ yếu Tế sinh thảo đường
TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin từ Dona
Tin kinh tế
Tin văn hóa
Món ngon từ nấm
Nấm-Những Bài Thuốc Quý
CHI NHÁNH & ĐẠI LÝ
Tin từ Dona
“Tôi yêu cây nấm và thương người dân nghèo”

   Còn tôi gặp và biết chị Trần Lê Thu Thảo tại buổi hội thảo “Sánh vai vươn tới thành đạt” nhân dịp kỷ niệm ngày doanh nhân nữ 20/10/2007 do VCCI tổ chức. Với giọng nói đanh, chắc nịch nhưng từng câu chuyện, lời nói của chị đã “hớp hồn” cả hội trường. Trong đó, có lẽ điều nắng đọng nhất trong tôi là những nghị lực phi thường của một nữ doanh nhân để đưa bằng được giống nấm Linh Chi, Bào Ngư…về với nông dân nghèo ở khắp hàng chục các tỉnh thành trên cả nước.

 

Có lẽ số phận của mỗi con người đã được sự sắp đặt của tạo hóa và với chị Thảo chắc hẳn lại càng được đúng hơn. Xuất thân từ một gia đình được “xếp” vào tầng lớp tư sản tại Sài Gòn của thời chế độ cũ. Sau giải phóng năm 1975 cả gia đình chuyển ra nước ngoài sống nhưng chị lại nặng lòng yêu nghề ghõ đầu trẻ nên chị vẫn quyết tâm ở lại. “Tôi cũng chẳng ngờ rằng số phận mình lại đến với cây nấm một cách tự nhiên và chóng vánh đến thế…” – chị Thảo nói. Đã có trên chục năm gắn với nghề giáo, nhưng trong những năm đi thăm em gái tại Nhật Bản chị Thảo nhận thấy người Nhật trồng và sử dụng rất nhiều nấm vào trong các bữa ăn hàng ngày. Trong đầu chị chợt nảy ra một câu hỏi: Tại sao người Nhật lại sử dụng nhiều nấm và họ là một trong những nước có tuổi thọ sống lâu, đồng thời thông minh nhất thế giới(?). Vậy sao các giống nấm này không được nhân rộng tại Việt Nam! Nghĩ là làm. Chị đã quyết tâm tìm cách tiếp cận với các giống nấm của người Nhật. Nhưng làm thế nào để tiếp cận với trại nấm khi mà người Nhật rất kín đáo trong việc giữ gìn bí quyết nghề truyền thống. Chị Thảo phải mất đến cả hàng chục lần tiếp cận các trại nấm nhưng vẫn không sao lấy được cây mầm và phải đến lần thứ 16 chị cùng người em rể người Nhật đến thăm một trại nấm đã lấy được một mầm giống của cây nấm gài vào chiếc áo Vest của người em rể. Chuyến đi đã thành công với việc đưa mầm giống nấm về nước, đánh dấu một bước ngoặt mới trong việc tìm kiếm và phát triển giống nấm của chị Thảo tại Việt Nam.

Tuy nhiên, mọi việc không chỉ đơn giản thế. Vào thời điểm đầu năm 2003, chi Thảo mới chính thức đưa mầm giống nầm về nước. Thời điểm này cây nấm được phát triển rất nhiều tại Việt Nam và có rất nhiều thành công trong việc nhân giống nhưng cũng không ít nhà khoa học đã phải “bó tay” trong việc nghiên cứu để đưa ra giống nấm sao cho phù hợp với cách nuôi trồng trong nước. Và với những mớ kiến thức học lỏm trong những lần thăm các trang trại nấm tại Nhật cũng đã không thể vượt qua những thách thức ‘khởi nghiệp” với nghề ươm cây giống. Ngay trong đợt đầu chị đã gặp ngay phải thất bại, khi những bịch phôi cây giống nấm chết hàng loạt. Chị Thảo kể: “Thấy cả trang trại trong tình trạng chết dần chết mòn, tiếc đứt cả ruột. Tôi đã đưa những bịch phôi đi vái tứ phương, từ những trang trại nấm đến những nhà khoa học trong nước nhưng tất cả chỉ nhận được cái lắc đầu. Thậm chí, có nhà khoa học không những không giúp mà còn xua đuổi vì sợ chính những bịch nấm của chị sẽ lây bệnh cho trại nấm của họ”. Quá sốc vì bị hắt hủi chị đã bị tâm thần và phải 2 tháng nhập bệnh viện tâm thần tại Biên Hòa (Đồng Nai). Nhưng với quyết tâm và lòng say mê cây nấm nên ngay sau khi ra viện chị Thảo đã đem những bịch nấm mắc bệnh của mình quay trở lại Nhật. Khi này, chị mới thấy được những bài học đầu tiên cho việc ươm cây giống và trồng nấm. Trở về nước chị đã tập trung vào ươm các giống nấm như nấm Bào Ngư, Linh Chi…đang được người Nhật và nhiều nước trên thế giới ưa dùng. Đồng thời theo đánh giá của các nhà khoa học thì đây là những loại nấm có nhiều chất dinh dưỡng và có thể chữa trị được rất nhiều bệnh.

Lớp “làm giàu cho những người nghèo”

Để tham gia lớp học trồng nấm, đúng hẹn 9 giờ sáng thứ 7, tôi có mặt tại trang trại nấm của Cty Dona ở Củ Chi (TP.HCM). Khi này đã có trên 20 người nông dân đến từ các tỉnh như Đồng Nai, Vĩnh Long, Long An…và kể cả người dân TP.HCM đã ngồi gần kín lớp học. Chị Thảo lúc này với vai trò là một cô giáo đứng lớp dạy cho người nông dân trồng nấm. Thay vì những bài giảng chị đã kể cho họ những kinh nghiệm thực tế của mình đã gặp phải trong cả quá trình trồng nấm và hòa lẫn trong đó là sự đam mê cây nấm cùng lòng yêu thương thương dân nghèo. Vì chị cho rằng, đối với người nông dân nghèo thì kiến thức khoa học họ có rất ít nhưng kinh nghiệm thực tế họ luôn có thừa, do đó khi nói chuyện với họ thì phải đem kiến thức thực tế để họ dễ nắm bắt. Bù lại, lớp học đều là những người nông dân nghèo đến để mong tìm kiếm cơ hội thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ vào cây nấm nên đã tập trung lắng nghe. Sau hơn 2 giờ đồ hồ nghe thuyết giảng chị Thảo đã cùng với người nông dân đi tham quan thực tế tại trang trại nấm của công ty và nét rạng ngời được toát lên từ khuôn mặt người nông dân nghèo khi được chứng kiến những “hoa nấm” tua tủa phun ra từ bịch mầm.

Chị Thảo cho biết: “Đây chỉ là những lớp học dành cho người nông dân nghèo được tổ chức định kỳ hàng tuần tại văn phòng công ty. Có những buổi đông lên đến trên 200 học viên. Đối với những học viên này được miễn phí hoàn toàn và công ty hỗ trợ chỗ ở cho những ai có nhu cầu học, thực hành dài ngày. Ai có nhu cầu thực hành tại trang trại đều được hỗ trợ đến mức tối đa. Đến nay, tôi cũng không còn nhớ đã có biết bao nhiêu lớp học được tổ chức và học viên trải qua lớp đào tạo này”. Để nắm vững được những kiến thức trồng nấm, học viên thông thường phải học từ 7 đến cho đến 16 ngày. Tất cả đều được chị Thảo kiểm tra rất kỹ những kỹ năng nuôi trồng nấm rồi mới cho… “tốt nghiệp”. Ngoài những lớp học này chị Thảo đã đi đến 24 tỉnh thành thuộc khu vực phía Nam dạy và hướng dẫn cách trồng nấm cho người dân nghèo. Thực tế, khi có được những thành công ban đầu, chị mới hiểu được vì sao cây nấm được đưa vào trồng lâu như thế tại Việt Nam nhưng vẫn không sao phát triển và được nhân rộng. Trong đó, lý do lớn nhất là chủ yếu do trồng nhỏ lẻ, đầu ra thiếu ổn định và cách trồng, mua bán chỉ để làm lợi cho thương lái. Do đó, tại các lớp học và địa phương đến giảng dạy chị đều có thông báo là sẽ thu mua lại toàn bộ sản phẩm từ nấm của người nông dân và sẵn sàng mở rộng cửa đón những ngững người dân nghèo đến với lớp học. “Sau những lớp học này tôi cũng chỉ mong muốn đem lại công ăn việc làm cho những người nông dân nghèo. Thực tế, đến nay đã có biết bao nhiêu người nông dân giàu lên nhờ những lớp học trồng nấm của tôi” – chị Thảo nói. Đến nay, không chỉ có những lợp học cho người nghèo mà chị Thảo đang mở nhiều lớp học cho những người đã lầm lỡ trở về như người tù, người cai nghiện…và tạo cho hàng chục người có công ăn việc làm ổn định.

Ước mơ những rừng nấm     

Chị Thảo tâm sự: “Trong bất cứ việc gì cũng vậy, làm thầy giáo hay như người trồng nấm ngoài những quyết tâm thì phải có lòng yêu nghề, niềm tin vào nó chắc chắn mọi thứ sẽ không phụ công mình. Thực sự, đến nay tôi yêu cây nấm và thương người dân nghèo”. Để tận dụng triệt để những hiệu quả từ cây nấm mang lại, chị Thảo đầu tư thành mô hình khép kín. Theo cách tính của chị, mỗi khi thu mua nấm của bà con hay thu hoạch từ trang trại của công ty để chế biến thành phẩm với 12 sản phẩm dinh dưỡng từ nấm nên phải thanh lọc những phế phẩm từ nấm dành cho trang trại nuôi heo rừng, trùn quế, baba, tôm, ếch, lươn, rau mầm…Trong đó, chân nấm được loại bỏ nuôi heo và nhím rừng rất hiệu quả. Các bịch phôi sau khi đã thu hoạch nấm được chị tận dụng làm thức ăn nuôi trùn quế, trồng rau mầm và cách làm này cho chị thêm một nguồn thu rất cao.

Cùng với những trang trại nấm ngày càng mọc lên nhiều nhờ vào sự chỉ dẫn trực tiếp của mình tại khu vực phía Nam, chị Thảo đang có kế hoạch mở rộng ra khu vực miền Trung và miền Bắc. Trong đó, Công ty CP thương mại – Dịch vụ Dona đã có kế hoạch đầu năm 2008 triển khai dự án trồng nầm tại tỉnh Hải Dương. Đây sẽ trở thành một trung tâm nhân giống nấm và thu mua sản phẩm của người dân trồng nấm lớn của khu vực. Chị Thảo cho rằng: “Đối với nhu cầu người sử dụng nấm ngày càng lớn, trong khi đó người dân nghèo lại không có công ăn việc làm thì việc nhân rộng mô hình này quả thật là việc nên làm. Tôi thiết nghĩ, mong muốn lớn nhất là làm sao truyền đạt những kinh nghiệm từ dân gian mình học được để làm sao giúp cho thật nhiều những người dân nghèo. Ở đâu người nghèo cần sự giúp đỡ hãy đến với tôi và chúng tôi sẽ tạo cơ hội cho họ thoát nghèo”. Cùng với suy nghĩ đó, khi đưa chúng tôi đi thăm trang trại nấm nhìn vào những cánh nấm mơn mởn chị Thảo cao hứng “Tôi luôn có một ước mơ là cây nấm nó không chỉ bị bó hẹp từ trang trại mà nó sẽ trở thành những rừng nấm”.

114/6bis Thống Nhất, P.11, Q. Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh | Tel: 028.35897035 | Fax: 028. 35897043 Hotline: 0915422448 Email: info@donahoasen.com
Copyright © 2010 Nam Dona. All rights reserved.