Trang chủ Giới thiệu | Tin tức | Sản phẩm | Kỹ thuật công nghệ | Nhà máy | Videoclip | Liên hệ
DANH MỤC SẢN PHẨM
Sản phẩm nấm tươi
Sản phẩm chế biến
Các quy trình uống thuốc
Thực phẩm chức năng
Vật nuôi
Tế sinh thảo đường
Kỷ yếu Tế sinh thảo đường
TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin từ Dona
Tin kinh tế
Tin văn hóa
Món ngon từ nấm
Nấm-Những Bài Thuốc Quý
CHI NHÁNH & ĐẠI LÝ
Tin từ Dona
Thăm trại nấm Dona

Qua quá trình thực nghiệm, phần lớn các loài nấm quý đều sinh trưởng, phát triển tốt ở các khu vực như Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, TP.HCM, Bà Rịa… Bên cạnh đó, thống kê của ngành nông nghiệp cho thấy, tổng sản lượng lương thực (quy lúa) của nước ta khoảng 40 triệu tấn/năm và lượng phụ phế phẩm cũng tương đương. Nếu kể thêm phế phẩm khác như mạt cưa, xác cà phê, điều, mía đường… thì ta sẽ có nguồn nguyên liệu gần như vô tận để nuôi trồng nấm.

Sinh viên khoa Công nghệ sinh học thực hành kỹ thuật  trồng nấm tại phòng thí nghiệm của khoa

Ngày 29/3/2007, sinh viên năm thứ 3 – khoa Công nghệ Sinh học đã có chuyến tham quan thực tập ở trại nấm Dona (xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TPHCM). Tại đây chúng tôi đã được chị Trần Lê Thu Thảo – Chủ trang trại - đón tiếp và nhiệt tình hướng dẫn tham quan. Quy mô trại tuy không lớn nhưng trồng khá nhiều các loại nấm thông dụng như nấm mèo, nấm bào ngư, đặc biệt là nấm linh chi – một loại nấm được biết đến như là một loại thần dược.

Trại Dona có ba khu vực chính. Tại khu vực thứ nhất, nguyên liệu (làm từ mùn cưa cây cao su) sau khi làm ướt, ủ và phối trộn thì được cho vào bịch ni-lông chịu nhiệt, dùng bông không thấm làm nút, cổ nút bằng nhựa chịu nhiệt. Sau khi hấp khử trùng ở nhiệt độ 95-100 oC trong 18 giờ, các bịch này được đưa vào khu vực thứ hai: phòng cấy meo giống, tùy vào loại nấm nuôi trồng mà các loại meo khác nhau được cấy vào. Thời gian ươm sợi tơ khoảng 17-22 ngày, khi thấy sợi tơ ăn kín đáy thì chuyển sang khu vực nuôi trồng - là những gian nhà làm bằng mái lá, nền đất. Khu vực này được chị Thảo đầu tư khá kĩ lưỡng vì theo chị nhà ươm phải thông thoáng nhưng kín gió, tuyệt đối không được cho ánh nắng chiếu trực tiếp vào nhà. Đồng thời, xung quanh trại cũng phải được bao bọc bởi 1 lớp lưới mỏng để  tránh côn trùng gây hại đến nấm. Tại đây các bịch meo được tháo bỏ nút bông, cột chặt miệng bịch, tiến hành rạch 4-8 vết xung quanh bịch phôi và treo lên chăm sóc (mỗi dây treo từ 5-6 bịch meo tùy chiều cao của người chăm sóc). Hoặc các bịch được đặt chồng lên nhau trên những giá làm bằng gỗ, mỗi giá có thể chứa hàng trăm bịch. Khi nấm hình thành quả thể, dùng bình phun sương tưới ẩm đều cánh nấm. Chăm sóc, vài ngày sau thì có thể thu hái nấm.

Chị Thảo cho biết trong giai đoạn này, độ ẩm quyết định năng suất, chất lượng của nấm. Tùy theo độ ẩm không khí cao hay thấp mà người trồng sẽ điều chỉnh số lần tưới và lượng nước tưới trong ngày. Nấm được thu hái tốt nhất khi cánh nấm có đường kính 3-5cm và hái cả cụm. Sau khi thu nấm đợt 1 thì ngừng tưới nước trực tiếp, khoảng 5-7 ngày sau nấm sẽ ra tiếp lần 2. Mỗi đợt nuôi trồng có thể thu hái 3-5 lần nấm. Ở trại Dona, nấm bào ngư là một loại cho năng suất khá cao, khoảng 60-70% so với nguyên liệu khô. Một bịch nấm bào ngư kích thước 30x40 thì cho khoảng 600-700g nấm tươi. Thời gian từ khi tiến hành trồng nấm bào ngư đến thu hái xong từ 2 - 2,5 tháng. Đối với nấm linh chi thì thời gian thu hoạch là 6 - 8 tháng. Hiện nay các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nấm linh chi có khả năng chữa được bệnh ung thư, do đó nó đang có tiềm năng rất lớn cho việc xuất khẩu.

Sinh viên tập đóng bịch với công nhân tại trại nấm Dona

Từ thực tế trại nấm Dona có thể thấy rằng nghề trồng nấm không phải là quá khó. Tuy nhiên, hàng chục năm nay nghề trồng nấm của nước ta vẫn còn chậm phát triển. Tổng sản lượng nấm hàng năm của nước ta nhiều năm nay chỉ khoảng 150.000 tấn. Nguyên nhân là do người nông dân chủ yếu nuôi nấm tự phát, chưa biết ứng dụng các kỹ thuật mới. Mặc dù tài liệu hướng dẫn kỹ thuật đều có nhưng để trồng nấm thành công, nông dân cần phải được học, tập huấn, xây dựng mô hình thí điểm… Cái thiếu nhất của ta là chưa có những mô hình sản xuất công nghệ cao, chưa thống nhất từ sản xuất và cung cấp giống, nuôi trồng, thu hoạch, bảo quản và chế biến để tạo cơ sở cho phong trào lan tỏa và đi lên.

Làm thế nào để nghề trồng nấm của Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của nó? Đó là trách nhiệm của những kỹ sư Công nghệ Sinh học tương lai – ngành nghề mà sinh viên chúng tôi đang say mê theo đuổi. 

114/6bis Thống Nhất, P.11, Q. Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh | Tel: 028.35897035 | Fax: 028. 35897043 Hotline: 0915422448 Email: info@donahoasen.com
Copyright © 2010 Nam Dona. All rights reserved.