Trang chủ Giới thiệu | Tin tức | Sản phẩm | Kỹ thuật công nghệ | Nhà máy | Videoclip | Liên hệ
DANH MỤC SẢN PHẨM
Sản phẩm nấm tươi
Sản phẩm chế biến
Các quy trình uống thuốc
Thực phẩm chức năng
Vật nuôi
Tế sinh thảo đường
Kỷ yếu Tế sinh thảo đường
TIN TỨC & SỰ KIỆN
Tin từ Dona
Tin kinh tế
Tin văn hóa
Món ngon từ nấm
Nấm-Những Bài Thuốc Quý
CHI NHÁNH & ĐẠI LÝ
Tin từ Dona
Cần quy hoạch sản xuất liên hoàn

PGS-TS Mai Thành Phụng, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia:
“Đưa nấm vào chương trình trọng điểm”

Nấm là loại cây trồng cần thiết, có lâu đời và đã cho thấy lợi ích kinh tế to lớn nhưng không hề đơn giản nếu muốn phát triển bài bản. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật đều có nhưng để trồng nấm thành công, nông dân cần phải được học, tập huấn, xây dựng mô hình thí điểm…

Hơn nữa, người nông dân chủ yếu nuôi nấm tự phát, quen thói tiểu nông, chưa biết liên kết và tổ chức sản xuất liên hoàn. Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đề ra mục tiêu đến năm 2010 sản lượng nấm của nước ta sẽ đạt 1 triệu tấn/năm nhưng vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào để thực hiện.

Lâu nay, hầu hết các tỉnh thành đều không có báo cáo về diện tích, sản lượng nấm và cũng không có đề xuất gì. Trong hệ thống các cơ quan chuyên trách từ TW đến cấp xã, phường đều chưa có bộ phận chuyên trách về nấm. Và đáng buồn là trong các quy hoạch phát triển, định hướng phát triển các ngành nghề nông nghiệp đến năm 2010 của TW lẫn các vùng đều không nói gì đến cây nấm. Đã đến lúc đưa cây nấm vào các chương trình trọng điểm như thủy sản, bò sữa, lúa, cao su, cà phê…

PGS-TS Lê Xuân Thám, Phó Giám đốc Trung tâm Hạt nhân TPHCM:
“Thành lập các viện nghiên cứu công nghệ nấm”

Trung Quốc là nước sản xuất nấm lớn nhất thế giới, chiếm 90% sản lượng, doanh thu 25-30 tỷ USD/năm, một nửa là xuất khẩu. Đó là nhờ họ có hệ thống hội nấm từ tỉnh đến xã. Đặc biệt, họ còn có hơn 10 viện và cơ sở nghiên cứu nấm ở những vùng trọng điểm.

Trong khi đó, điều kiện phát triển nấm của ta không thua Trung Quốc bao nhiêu, họ có 3.000 loài nấm, ta có 2.000 loài. Thế mà nước ta hiện chưa có trường nông nghiệp nào có bộ môn hay ngành học về nấm mà chỉ coi nấm là một chuyên đề phụ. Dân muốn trồng nấm phải mày mò hàng năm liền để tìm ra mô hình…

Hiện nay mới chỉ có một bộ phận nghiên cứu về nấm thuộc Viện Di truyền Nông nghiệp có nhưng tầm hoạt động chủ yếu ở phía Bắc với đa số những loại nấm xứ lạnh. Do vậy, nước ta cần xây dựng được các viện nghiên cứu nấm, tìm ra được công nghệ nấm hoàn chỉnh để biến tiềm năng nghề nấm thành hiện thực.

Thầy Lê Duy Thắng (Khoa Sinh, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM):
“Xây dựng mô hình sản xuất công nghệ cao”

TPHCM là cái nôi của phong trào trồng nấm, từ kỹ thuật, mô hình đến con giống… nhưng chưa có thói quen trồng nấm với quy mô lớn, chỉ tận dụng mặt bằng để “cải thiện” không dám đầu tư nhiều, chỉ trồng vài trăm mét vuông trong vườn nhà. Vì vậy, không tính nấm rơm hoàn toàn mua từ các tỉnh khác, nấm bào ngư mà TP có nhiều thuận lợi để phát triển cũng chỉ đáp ứng chưa tới 30% nhu cầu của người dân TP, còn xuất khẩu thì chưa mạnh.

Nguyên nhân là ta nuôi trồng phân tán, manh mún, quy trình trồng, thu hái và bảo quản chưa chuẩn nên chất lượng không đạt, không đồng đều. Yếu kém nhất là khâu sau thu hoạch, ở nước ngoài thì hái đến đâu vô bao bì đến đó chứ không thu hoạch kiểu đổ đống, lựa ra rồi đóng bao như ở ta.

Do vậy, nấm bào ngư tươi của nước ngoài giữ được tới 10-15 ngày, còn của ta sau 3 ngày là hết “date”. Ngoài ra, lâu nay cây nấm lại được đầu tư lệch lạc, phân tán, chưa “trúng” cái cần. Cái thiếu nhất của ta là chưa có những mô sản xuất công nghệ cao, chuẩn thống nhất từ sản xuất và cung cấp giống, nuôi trồng, thu hoạch, bảo quản và chế biến để tạo cơ sở cho phong trào lan tỏa và đi lên.

Bà Trần Lê Thu Thảo, chủ trang trại nấm DONA (huyện Củ Chi):
“Nhà nước phải là “bà đỡ” cho nông dân”

Tôi từng đi Nhật Bản nên biết ở nước này nấm là thực phẩm và dược phẩm hàng đầu và nhờ dùng nấm mà người Nhật có sức khỏe rất tốt và tuổi thọ cao. Không chỉ dùng đơn thuần nấm tươi mà họ còn “chế” ra nước tương, bột nấm, nước chao, súp nấm… Nửa lít nước tương nấm có giá tới 65 USD, 1kg nấm vân chi khô (trị ung thư) giá tới 1.600 USD…

Vì vậy, nhu cầu về nấm ăn và nấm dược liệu trên thế giới cực kỳ lớn. Nước ta cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để nghề nấm phát triển: khí hậu phù hợp quanh năm, nguồn cơ chất nguyên liệu dồi dào, lực lượng lao động đông. Trồng nấm thì chỉ cần diện tích nhỏ, vốn đầu tư thấp, vòng quay sản phẩm ngắn, hiệu quả gấp chục lần cây lúa…

Do vậy, nếu nghề nấm được triển khai sẽ cải thiện đáng kể tình hình kinh tế và với kỹ thuật trồng phức tạp, yêu cầu kỷ luật lao động nghiêm ngặt sẽ giúp giảm áp lực lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Tuy nhiên, người dân cũng cần được nhà nước “kề vai sát cánh”, hỗ trợ về kỹ thuật, cho vay vốn ưu đãi và giảm bớt các thủ tục hành chính để phát triển nghề.

114/6bis Thống Nhất, P.11, Q. Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh | Tel: 028.35897035 | Fax: 028. 35897043 Hotline: 0915422448 Email: info@donahoasen.com
Copyright © 2010 Nam Dona. All rights reserved.